Trẻ em khi sinh ra và trong quá trình lớn lên rất dễ bị mắc các bệnh dị tật về mắt vì sức đề kháng còn yếu hoặc do di truyền bẩm sinh. Cần bảo vệ, phòng ngừa cho đôi mắt của bé vì có thể bị mắc rất nhiều căn bệnh về mắt nguy hiểm để lại biến chứng lâu dài. 1. Viêm kết mạc ( Đau mắt đỏ)
Biểu hiện bệnh viêm kết mạc: – Đôi mắt của con bạn xuất hiện màu đỏ hoặc màu hồng – Mắt ngứa rát – Đau nhức – Chảy nước mắt xung quanh mắt Bệnh viêm kết mạc thường tự khỏi trong vòng một tuần. Nên cho trẻ ở nhà trong thời gian bị đau mắt đỏ để điều trị bệnh và tránh lây lan với mọi người xung quanh. 2. Đục thủy tinh thể
3. Hội chứng tiền đình – rung giật nhãn cầu (nystagmus).
Cách điều trị bệnh rung giật nhãn cầu (nystagmus): Người thân, cha mẹ có thể giúp trẻ mắc chứng nystagmus bằng cách : – Đưa con bạn tới gặp bác sĩ mắt đáng tin cậy , người hiểu và biết cách điều trị chứng nystagmus. Cùng theo dõi và tái khám định kỳ để điều trị bệnh. – Các bài luyện tập mắt: một tập hợp các bài tập mắt được thiết kế để cải thiện kiểm soát dây thần kinh mắt, có thể sử dụng các chương trình máy tính kích thích thay đổi thần kinh dẫn đến cải thiện thị lực và sự nhạy cảm sáng tối. Một chương trình như vậy – gọi RevitalVision – đã cải thiện thị lực cho trẻ lớn bị nhược thị và người lớn bị nhược thị lâu ngày. Điều trị nói chung bao gồm 40 buổi tập, mỗi buổi 40 phút, được tiến hành trong nhiều tuần. >> Đọc tiếp : Bài tập luyện hỗ trợ mắt khỏe – Đảm bảo rằng kính của con bạn (nên dùng kính gọng mắt thay vì kính áp tròng ) luôn hỗ trợ giúp tầm nhìn của trẻ được rõ ràng. – Mua sách in khổ lớn như sách truyện hoạt hình để cho trẻ dễ dàng đọc. – Trao đổi với giáo viên của con bạn hiểu những điều cơ bản ảnh hưởng đến khả năng nhìn, học hỏi và tương tác của con bạn so với những đứa trẻ khác. – Đối xử như bất kỳ đứa trẻ khỏe mạnh nào khác. Tránh cảm giác con bạn sẽ bị tự ti dẫn tới chứng trầm cảm nghiêm trọng. Một số cách mà giáo viên có thể giúp trẻ mắc chứng nystagmus: – Cho phép trẻ sử dụng kính màu, đội mũ để giảm tác dụng của ánh sáng chói (những người có chứng nystagmus bị nhạy cảm ánh sáng). – Khi viết trên bảng, bạn nên đọc to và mô tả bất kỳ điều gì đê thu hút sự chú ý của trẻ. – Cho phép trẻ có thêm thời gian để hoàn thành bài tập được giao và các hoạt động thể chất, vận động so với những đứa trẻ bình thường khác. – Hãy đối xử với trẻ như bất kỳ đứa bé khỏe mạnh để tránh trẻ bị tự ti và tổn thương về mặt tinh thần. – Xếp chỗ ngồi cho trẻ bị chứng nystagmus ở phía gần bảng và ngồi ở vị trí chính giữa để có thể nhìn thấy rõ vì tầm nhìn của trẻ mắc bệnh không thể nhìn xa được giống tat can thi. Ở những vị trí có đủ ánh sáng, tránh ánh sáng chói, ánh sáng mạnh vì trẻ có thể bị nhạy cảm sợ ánh sáng. – Giữ liên lạc với phụ huynh của đứa trẻ trong suốt thời gian hỗ trợ điều trị để phòng những trường hợp khẩn cấp.
0 Comments
Leave a Reply. |
Archives
December 2018
Categories |